RẰM THÁNG HAI 2022 – VÍA ĐỨC PHẬT NHẬP NIẾT BÀN

Rằm tháng hai

Rằm Tháng Hai âm lịch là ngày Đức Phật nhập cõi Niết Bàn

Theo truyền thuyết, ngày rằm tháng hai âm lịch là ngày Đức Phật sau 49 năm hoàng pháp, lúc đấy Ngài giác hạnh viên mãn đã 80 tuổi là ngài tịnh về cõi Niết Bàn.

Ngày rằm tháng hai âm lịch là ngày Đức Phật nhập Niết Bàn. Năm 2022 rơi vào ngày 17/3 dương lịch
Ngày rằm tháng hai âm lịch là ngày Đức Phật nhập Niết Bàn. Năm 2022 rơi vào ngày 17/3 dương lịch

Kể rằng, vào khoảng thời gian ấy sắc thân tứ đại của Ngài cũng theo luật vô thường mà biến đổi, yếu già. Trước đó Ngài vào hạ ở rừng Sa La trong xứ Câu Ly, cách thành Ba La Nại chừng 120 dặm, Ngài gọi ông A Nan, người đệ tử luôn luôn ở bên cạnh Ngài đến và phán bảo: 

– A Nan! Ðạo ta nay đã viên mãn. Như lời nguyện xưa, nay ta đã có đủ bốn hạng đệ tử: Tỳ kheo, Tỳ kheo Ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di. Nhiều đệ tử có thể thay ta chuyển xe pháp, và đạo ta cũng đã truyền bá khắp nơi. Bây giờ ta có thể rời các ngươi mà ra đi. Thân hình ta, theo luật vô thường, bây giờ như một cổ xe đã mòn rã. Ta đã mượn nó để chở pháp, nay xe đã vừa mòn mà pháp cũng đã lan khắp nơi, vậy ta còn mến tiếc làm gì cái thân tiều tụy này nữa? A Nan! Trong ba tháng nữa ta sẽ nhập Niết Bàn.

Nghe tin, Ngài sắp rời xa thân về Niết Bàn, Chúng đệ tử biết tin Phật sắp xa cõi, bèn tề tựu đông đủ, nghe lời Phật dạy cuối cùng: “Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..”

Lời Phật Dạy: hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát!

(Niết Bàn là ở đâu? Xin thưa Niết bàn trong Phật giáo là một trạng thái tâm linh hoàn toàn thanh thản, yên tĩnh, sáng suốt, không vọng động, diệt ái dục, xoá bỏ vô minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não.)

3 Ý nghĩa to lớn của sự kiện Đức Phật nhập Niết Bàn:

Theo kinh Phật ghi chép lại về ngày Đức Phật nhập Niết bàn thì đó là ngày 15/2 âm lịch năm 544 TCN. Từ đó về sau, để ghi nhớ công đức cũng như tưởng học pháp ngài, ngày rằm tháng hai trở thành một trong bốn ngày rằm lớn của Phật giáo nói chung và tại Việt Nam cũng tổ chức những dịp trai giới và học đạo lớn những ngày này.

Nhân đó, người Phật tử cũng chọn thời điểm rằm tháng hai âm lịch để tán than công đức, hạnh nguyện to lớn của Đức Phật, diễn giải và lan truyền bài học sâu sắc về ý nghĩa ngày Phật nhập Niết Bàn.

lời Phật dạy trước lúc nhập Niết Bàn.
Lời Phật dạy trước lúc nhập Niết Bàn

Thứ nhất: THÂN NGŨ UẨN CHỈ LÀ VÔ THƯỜNG

Chúng sanh con người có ngũ uẩn, đó là sắc (sắc thân vật lý), thọ (cảm giác), tưởng (tri giác), hành (trạng thái tâm lý vui buồn tức giận, sung sướng), thức (nhận thức, thu gom ý tứ).

Tất cả chúng ta đều phải trải qua sinh lão, bệnh tử. Không ai, không sự việc, sự vật gì là tồn tại vĩnh viễn được. Cho nên đừng nên chấp vào ngũ uẩn mà dính mắc không buông.

Đức Phật tưởng dạy” Ngũ uẩn giai không qua hết khổ ách”. Ngài tự nhận thấy mình đã viên mãn, đã dẫn được 4 lớp đệ tử đủ lực để đẩy tiếp chiếc xe Pháp đi giúp chúng sanh tiếp tục giác ngộ. Ngài biết rõ mình chỉ còn sống 3 tháng nữa, cho nên cũng không hề hoang mang sợ hãi mà vẫn bình tĩnh làm nốt những việc còn dang dở, cũng căn dặn kĩ càng đệ tử của mình về chuyện mai sau.

Ngài dạy rất kỹ, chúng đệ tử hãy lắng nghe lắng nghe chính bản thân mình mới tự giải thoát, không ai kéo cứu được chính chúng ta hết. Nhớ rằng trên đời này không có bất kỳ vật gì, việc gì tồn tại vĩnh viễn được, tiền tài này cũng sẽ bỏ lại, thân xác này cũng sẽ rời bỏ, chỉ có chân lý đạo Phật là bất biến mà thôi.

Thứ hai: TÁN DƯƠNG TẤM LÒNG TỪ BI BAO LA CỦA ĐỨC PHẬT

Chưa nói nhiều về những việc làm công đức vô lượng, thì trong quá trình tu hành của mình Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ban rất nhiều việc hành pháp, chỉ cần nhìn vào ngày cuối cùng trước khi nhập diệt thì cũng đủ thấy tấm lòng từ bi của Đức Phật luôn dành cho chúng sanh.

Lúc này, dù thân mang trọng bệnh, trên đường đi vào rừng SaLa chuẩn bị nhập Niết Bàn, Ngài vẫn hoan hỉ nhận lời cúng dường của ông Thuần Đà.  Chuyện là, trong bữa ăn này, Thuần Đà đã cho nấm cực độc vào trong canh dâng lên cúng dường. Lúc bấy giờ Phật không hể nổi nóng, không có bất cứ việc làm gì đi quà tầm kiểm soát.

Để không muốn ai bị trúng độc nhưng lại không muốn Thuần Đà tự trách móc bản thân mình, Đức Phật đã làm hai việc: âm thầm bảo ông A Nan đổ canh đi, và cũng truyền ra ngoài rằng lần cúng dường của Thuần Đà là một trong số hai lần cúng dường đặc biệt nhất trong cuộc đời tu của mình.

Đức Phật giải thích cho người thắc mắc Tại làm sao biết rõ trong canh có nấm độc mà vẫn thọ dùng – để độ cho ông Thuần Đà, độ cho ông hướng thiện bằng sự cảm kích.

Nhiêu đó cũng cho thấy tấm lòng từ bi của Đức Phật là vô cùng to lớn, vô cùng vĩ đại, trong lúc cơ thể vô cùng đau đơn mệt mỏi trước khi chết thì cũng còn lo lắng cho người khác, vẫn còn mong độ cho một người quay về hướng thiện.

Thậm chí khi đã tới rừng Sa la, sức cùng lực kiệt, Ngài vẫn cất công căn dặn môn đồ, không để cho mọi người hiểu nhầm ý tốt của Thuần Đà mà trách tội ông.

Lại nói đến lòng từ bi của Đức Phật vượt qua mọi đau đớn. Trong những giờ phút cuối cùng trước khi nhập diệt, Ngài vẫn nhận lời xuất gia cho ông Tu Bạt Đà La, đây cũng là vị đệ tử cuối cùng trong cuộc đời Ngài.

Ngài cũng hết lòng căn dặn chúng môn đồ về những việc cần làm sau này, phân rõ trách nhiệm cụ thể cho từng người. Căn dặn xong xuôi còn nhiều lần hỏi chúng đệ tử nếu có vấn đề gì thắc mắc thì hãy hỏi để Ngài giải thích cho rõ ràng.

Rõ ràng sự đau đớn về thể xác không thể ngăn được Đức Phật khởi tâm từ bi tới tất cả mọi chúng sinh, trong mọi hoàn cảnh, đó cũng là tâm nguyện mà Ngài luôn luôn thực hiện trong suốt cuộc đời hoằng pháp của mình.

Phật tử noi theo tấm gương của Đức Phật, phải biết cách kiểm soát thân và tâm, có thể học theo Phật để dùng thiền đi vào cảnh giới an lạc, không để cho thân xác ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trí của mình, từ đó giữ được sự minh mẫn, trí huệ của mình.

Thứ ba: ĐỨC PHẬT LÀ TẤM GƯƠNG SÁNG SOI RỌI CHO ĐỜI

Theo kinh Phật có chép lại, Đức Phật vào định Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền rồi định Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Tưởng Phi Phi Tưởng và quay ngược lại về Sơ thiền. Tiếp đó Ngài định Sơ thiền tới Tứ thiền rồi mới nhập Niết bàn.

Ngài sáng suốt đến lúc nhập định cũng chọn cách tịnh nhất, thiền tâm thiền ý và thiền thân để ra đi thanh thản. Cho dù nhìn ở góc độ nào đi chăng nữa thì Đức Phật luôn là tấm gương sáng cho việc tu học, học theo chánh pháp để được giải thoát. Người đệ tử của Phật luôn tự hào về những pháp Ngài để lại, tự hào là minh đi đúng con đường đến với sự thông tấn tinh tường, con đường sáng đến với sự giải thoát cho thân tâm an lạc.

3. Tụng kinh cúng Rằm tháng hai – Ngày vía Đức Phật nhập Niết Bàn

Rằm tháng hai là lễ rằm lớn cho nên quý anh chị nên sắm lễ và cúng đúng cách tại nhà, và nếu có điều kiện mình nên đến chùa nghe kinh nghe pháp, hoặc chí ít dâng hương chí tâm đảnh lễ cùng tăng ni Phật tử cùng đạo.

cúng ngày rằm tháng hai - vía Đức Phật nhập cõi Niết Bàn
Minh Việt cung cấp nhang trầm hương có tăm, nhang trầm nụ búp sen, bột trầm hương xông nhà, thác xông khói, lư đốt nhang trầm… dùng trong thờ cúng, thiền tập.

Sau đây là chia sẻ về các hồi kinh cúng ngày này.

(Không đọc các chữ In nghiêng đậm màu đỏ)

Cúng hương (chủ lễ xướng):

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương,

Cúng dường ngôi Tam Bảo.

Thề trọn đời giữ đạo,

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ:

Tâm Bồ đề kiên cố,

Chí tu học vững bền,

Xa biển khổ mông mênh,

Chóng quay về bờ giác.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần)

Tán Phật (Tán dương công đức Phật):

Đấng Pháp vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời người,

Cha lành chung bốn loại.

Qui y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán,

Ức kiếp không cùng tận!

Lễ Phật:

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới Đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời .

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện qui y.

Đảnh lễ Tam Bảo:

Chí tâm đảnh lễ:

Nam mô Tận Hư Không, Biến Pháp Giới, Quá Hiện Vị Lai Thập Phương Chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng Thường Trụ Tam Bảo. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật; Đương Lai Hạ Sanh Di lặc Tôn Phật; Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát; Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát; Hộ Pháp Chư TônBồ Tát; Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật; Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát; Đại Thế Chí Bồ Tát; Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát; Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lễ)

Tán hương (cúng hương):

Hương xông đảnh báu,

Giới định tuệ hương,

Giải thoát tri kiến quí khôn lường,

Ngào ngạt khắp muôn phương,

Thanh tịnh tâm hương,

Đệ tử nguyện cúng dường.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát. (3 lần)

TỤNG CHÚ ĐẠI BI:

(Chú Đại Bi trích trong Kinh Đà La Ni)

Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da.

Nam mô a lị gia bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da.

Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tả.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a lị gia bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặt đậu đát điệt tha.

Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê lị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà là, địa rị ni, thất Phật ra da, giá ra gía ra.

Mạ mạ phạt ra ma, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta bà ha, tất đà dạ ta bà ha.

Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta bà ha.

Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha.

Tất ra tăng a mục khư gia, ta bà ha.

Ta bà ma ha, a tất đà dạ ta bà ha.

Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha.

Ba đà ma kiết tất đà dạ ta bà ha.

Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ ta bà ha.

Ma bà rị thắng kiết ra dạ ta bà ha.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da.

Nam mô a rị da bà lô kiết đế thước bàn ra dạ, ta bà ha.

Án tất điện đô mạn đà ra bạt đà dạ ta bà ha.

Tán Phật:

Trên trời dưới đất không bằng Phật,

Thế giới mười phương cũng khó bằng,

Thế gian có gì con đã thấy,

Tất cả không ai bằng Phật vậy!

Nam mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo. (3 lần)

——

Hướng dẫn không đọc đoạn này

Tất cả ngồi xuống tụng bài Ý nghĩa Lễ Phật Niết bàn

(Tụng chậm, đậu câu thay vì bạch và sớ).

——

Nam mô Bổ Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (3 lần)

Chúng con cung kính nghe rằng:

Đức Bổn sư Từ phụ,

Ba đời đạo quả vuông tròn,

Giáo pháp lưu truyền vũ trụ.

Sáu độ tu nhơn đầy đủ,

Pháp vương nhập diệt Niết Bàn!

Tuy nhiên, chân tánh thường an,

Sao khỏi hóa thân biến dịch.

Nhớ xưa đấng cha lành họ Thích,

Khi hóa thân tuổi đã tám mươi.

Hóa du khắp cả trời, người,

Đại sự nhơn duyên đã mãn.

Người từng báo tin ba tháng:

“Rằng ta sẽ nhập Niết Bàn”.

Một hôm cùng chúng lên đàng,

Đi về phía thành Song Thọ,

Giữa đêm trăng thanh sáng tỏ,

Trước mặt đông đủ Thánh Hiền,

Với cùng vô số nhơn thiên,

Tay phóng hào quang rực rỡ.

Mọi người thảy đều lo sợ,

Đợi chờ biến cố xảy ra …

Với cả rừng cây Ta la, (1)

Lúc ấy biến thành sắc trắng.

Đấng Chánh giác Chánh đẳng,

Người tuyên bố như vầy:

“Ta nay sắp đến ngày,

Vào Niết Bàn tịch diệt.

Vậy những gì chưa biết,

Với những gì hoài nghi,

Bất luận một việc chi,

Các người cứ xin hỏi.

Ta Đạo sư ba cõi,

Sẽ giải thích rõ ràng,

Để mọi người tâm an,

Ta ra đi vui vẻ”.

A Nan nghe cặn kẻ,

Lòng bối rối băn khoăn,

Liền quỳ xuống thưa rằng:

“Xin Thế Tôn từ mẫn,

Dạy các điều thỉnh vấn,

Xin bày tỏ sau đây:

Chư tăng lấy ai làm thầy?

Chư tăng nương đâu để sống?

Sau khi Thế Tôn vắng bóng,

Tại các hội xưa nay.

Và việc nữa thế này,

Các Tỳ kheo ác tánh,

Làm thế nào ở chung?

Việc quan trọng sau cùng,

Khi kết tập kinh điển,

Nên mở đầu mỗi quyển,

Bằng những câu thế nào,

Nên phải nói làm sao,

Trước khi vào phần chính?”

Đức Thế Tôn nghiêm chỉnh,

Dạy các việc thế này:

“Chư tăng lấy giới luật làm thầy,

Chư tăng lấy lục hòa để sống.

Sau khi ta vắng bóng,

Ở chung mà tu hành.

Còn những người chẳng lành,

Thì đồng tâm mặc tẫn. (2)

Việc kết tập cẩn thận,

Mở đầu kinh thế này:

Rằng “Tôi nghe như vầy

Một thuở nọ Đức Phật …”

Lời lẽ phải thành thật,

Đúng lời dạy của thầy”.

Nghe Phật dạy đến đây,

A Nan liền cúi lạy,

Xin tuân lời thầy dạy,

Lòng buồn bã ngại ngùng.

Trước lời dạy sau cùng,

Đầy lo âu xúc động,

Không biết thực hay mộng,

Nay nghe thầy tại đây.

Mai chỉ “Nghe như vầy” (3)

Vì không thấy thầy nữa!

Rồi giờ ăn đến bữa,

Ai ngồi trước chư tăng,

Ai dạy bảo khuyên răn,

Ai dìu dắt đại chúng.

Ai hóa duyên ứng cúng,

Ai phục hàng ngoại ma …?

Ôi thôi! Còn đâu giáo chủ Ta Bà!

Hỡi ôi! Còn đâu Đạo sư vũ trụ!

Đêm ấy cỏ cây ủ rũ,

Cúi đầu lễ Phật Niết Bàn.

Đêm ấy Thánh chúng bàng hoàng,

Quỳ gối khóc thầy nhập diệt.

Biết bao nỗi niềm thương tiếc,

Chi xiết mất mát thiệt thòi.

Rồi từ đây:

Đường về Xá Vệ trăng soi,

Nào thấy bóng thầy La hán,

Nẻo đến Linh Sơn gió thoảng,

Đâu nghe tiếng Đức Giác Hoàng!

Và buồn hơn thế nữa:

Kỳ Viên tấc đất tấc vàng,

Tịnh xá giờ này mây che gió lạnh,

Ta la đôi cây đôi nhánh,

Nhục thân ngày đó lửa tắt củi tàn!

Vậy thì Người đi đâu?

Chẳng theo chân Tịnh Phạn phụ hoàng?

Không nối gót Ma Gia thánh mẫu?

Chúng sanh khó mà hiểu thấu,

Chư Phật hẳn đã cảm thông,

Và rồi, cũng từ đó:

Népal – Ấn Độ núi sông,

Vắng mặt Pháp vương cao cả.

Lộc Uyển, Trúc Lâm sơn dã,

Mờ hình Từ phụ nghiêm trang.

Nhưng giờ thì chỉ còn:

Nhục thân Xá lợi ngọc vàng,

Tháp miếu phụng thờ bốn biển!

Xá lợi Pháp thân kinh điển,

Thọ trì đọc tụng năm châu!

Và đạo Phật đã có mặt:

Mấy nghìn năm truyền bá Pháp mầu,

Xe Pháp biết bao vất vả!

Mấy nghìn năm lưu thông đạo cả,

Thuyền từ chi xiết gian nguy!

Gieo rắc từ bi,

Mở mang trí tuệ,

Cứu nhơn độ thế,

Hộ quốc an dân.

Nơi nơi mát mẻ Từ vân,

Xứ xứ thấm nhuần Pháp võ.

Ân ban cây cỏ,

Đức hóa càn khôn,

Điên đảo tỉnh mộng.

Lợi danh tan mộng.

Nghìn thu cửa thiền cao rông,

Muôn thuở nhà Phật thâm nghiêm!

Nhớ xưa cũng ngay đêm này:

Ta La trăng sáng trọn đêm, (rằm)

Đưa Phật đến tận thành Bất thoái!

Bản tự đèn chong suốt tối, (chùa)

Rước người về từ cõi Vô dư. (4)

Đến đây:

Hương giới hiến cúng một lư,

Hoa lòng kính dâng mấy đóa.

Trống chuông chuyển luân Bát Nhã,

Âm nhạc cử tác Thánh ca.

Tất cả hướng về thành cũ Thi na,

Tấ cả vọng đến vườn xưa Song Thọ.

Gởi hồn xuôi theo chiều gió,

Dâng lòng đến với làn hương.

Cúng dường ngôi trí tuệ khôn lường,

Tôn vinh đấng từ bi vô lượng.

Bổn sư Hòa Thượng – Thích Ca Mâu Ni!

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.

Nam mô Đại Hạnh Phổ hiền Bồ Tát.

Nam mô Ca Diếp, A Nan Tôn Giả.

Nam mô Xá Lợi, Mục liên Tôn giả.

Nam mô Kỳ Viên, Lộc Uyển, Linh thứu,

Trúc Lâm Hội thượng chư đại A La Hán, Chư đại Bồ Tát. (mỗi hiệu 3 – 10 lần)

Tán:

Song lâm nhập diệt, Đại nguyện viên thành, Còn đâu vang bóng đấng cha lành,

Thương tiếc khắp quần sanh,Diệt độ sao đành,Rẽ bước giữa đêm thanh!

Lễ 12 lễ Lịch sử Đức Phật:

Chí tâm đảnh lễ:

A tỳ ngục tốt, mới phát lòng lành,

Nhiều kiếp tu hành, nhơn viên quả mãn.

Đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Một đời Bổ xứ, hiện ở Suất Đà,

Hóa độ Ta Bà, giáng sanh trần thế.

Đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Từ trời Đâu Suất, ứng mộng Ma Gia,

Cỡi voi sáu ngà, trong lòng mẹ.

Đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Dưới cây Vô Ưu, đản sanh thị hiện,

Chín rồng phun nước, bảy bước xưng tôn.

Đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Hiện hưởng dục lạc, chán cảnh vô thường,

Dạo chơi bốn phương, thương đời đau khổ.

đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Nửa đêm vượt thành, xuất gia tìm đạo,

Tóc xanh cắt bỏ, núi Tuyết tu hành.

đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Dưới cây Đạo thọ, hàng phục ma quân,

Thấy ánh sao Mai, thành Bồ đề đạo.

đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Bốn mươi chín năm, độ sanh thuyết pháp

Ba thừa giáo hóa, hạnh nguyện viên thành.

đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Dưới cây Ta La, Niết Bàn thị hiện,

Để lại Xá lợi, phước khắp trần gian.

đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

Chí tâm đảnh lễ:

Hiện tọa đạo tràng, Ta Bà giáo chủ,

Đạo sư ba cõi, Từ phụ bốn loài.

đồng hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. (1 lễ)

(Hiệu này lễ 3 lần thì đủ 12 lễ lịch sử Đức Phật. Chúng chỉ hòa: Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật thôi).

Hồi hướng:

Vừa rồi, bao nhiêu công đức,

Bấy nhiêu hương hoa,

Thành kính thiết tha,

Nguyện xin cúng dưỡng.

Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Hòa Thượng.

Trong ngày Song Lâm nhập diệt,

Thị hiện Niết Bàn,

Xin đại phóng hào quang,

Chứng minh công đức.

Phục nguyện:

Tăng quang Phật nhật,

Thường chuyển pháp luân,

Mong hoa Đàm lại nở giữa mùa xuân.

Nguyện Đạo Thọ tái sinh đầu tháng hạ.

Để rồi:

Mở lại đạo tràng Pháp Hoa – Bát Nhã.

Dựng ra Pháp hội Phương Đẳng – A Hàm.

Vẻ vang dòng họ Cù Đàm,

Rạng rỡ Tông môn Ca Diếp. (5)

Nghìn thu vàng son Tổ nghiệp,

Muôn thuở trong sáng Tôn phong.

Tất cả một lòng,

Tán dương đạo cả,

Cộng đồng chung dạ,

Xây dựng cơ cao!

Tăng Ni đạo lực dồi dào,

Phật tử tín tâm kiên cố.

Hòa bình nước Tổ,

Trấn tịnh nhà Thiền.

Thế giới bình yên,

Nhơn sinh an lạc,

Nam mô A Di Đà Phật.

Tán:

Niết Bàn kỷ niệm lễ viên hoàn,

Công đức vô biên nguyện cúng dàng,

Duy nguyện Phật từ thường gia hộ,

Chúng sanh pháp giới được bình an!

Tự qui Phật, xin nguyện chúng sanh, thể theo đạo cả, phát lòng vô thượng. (1 lễ)

Tự qui y Pháp, xin nguyện chúng sanh thấu rõ kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 lễ)

Tự qui y Tăng, xin nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, hết thảy không ngại. (1 lễ)

Nguyện đem công đức này,

Hướng về khắp tất cả,

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo.

– Chủ lễ xướng:

Thù ân kỷ niệm,

Phật nhập Niết Bàn.

Giờ đã viên hoàn,

Lễ thành ba lạy.

(Cử lại 3 hồi chuông trống Bát nhã).

Trên đây là một số chia sẻ từ Trầm hương Minh Việt về ngày vía Đức Phật rời thân xác nhập Niết Bàn, hằng mong la truyền những giá trị sáng, bài học cao quý, và pháp của Ngài mãi minh quang.

Trầm Hương Minh Việt

Địa chỉ: 192 Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Hotline: 0973 065 391

Website: https://tramhuongminhviet.com/

Fanpage: Trầm Hương Minh Việt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *